Tìm hiểu về HTML - phần 2
6.      Soạn thảo văn bản

*Văn bản được soạn thảo như bình thường trong các file HTML
*Lưu ý:
        Mọi khoảng trống, dấu xuống dòng trong HTML được thể hiện trên trang web là 1 khoảng trống duy nhất
        Để gõ một số ký tự đặc biệt ta phải sử dụng mã:
         Khoảng trống (trong trường hợp muốn có nhiều hơn 1 ký tự trống):  
     Dấu nhỏ hơn (<) và lớn hơn (>): &lt;      &gt;
     Dấu ngoặc kép (“): &quot;
     Ký hiệu Ó: &copy;
        
*      Ghi chú trong HTML:
<!-- Ghi chú -->
     Thẻ định dạng ký tự
*      Đậm, nghiêng, gạch chân: <b>…</b>, <i>…</i>, <u>…</u>
*      Chỉ số trên:<sup>…</sup>
*      Chỉ số dưới: <sub>…</sub>
*      Font chữ: <font>…</font>
        Thuộc tính:
         face=“tên font chữ”
         size=“kích thước”
         color=“màu”
        Viết bằng tên tiếng Anh (red, blue,…)
        Viết dạng #RRGGBB, RR, GG, BB ở dạng hexa. Ví dụ: #FFFFFF: Trắng, #FF0000: đỏ,…
     Tiêu đề, đoạn văn, ngắt dòng
*      Tiêu đề: với kích thước nhỏ dần
        <h1>…</h1>
       
        <h6>…</h6>
Sau mỗi tiêu đề, văn bản tự động xuống dòng
        Thuộc tính:
         align=“cách căn chỉnh lề”: left, right, center, justify
*      Đoạn văn: <p>…</p>
        Thuộc tính:
         align tương tự <h>
*      Ngắt dòng: <br>
     Danh sách
*      Dùng để liệt kê các phần tử
*      Có 2 loại: Danh sách có thứ tự 1,2,3,… (Ordered List) và không có thứ tự (Unordered List).
*      Một danh sách gồm có nhiều phần tử
*   Tạo danh sách:
        Có thứ tự: <OL>Các phần tử</OL>
        Không có thứ tự: <UL>Các phần tử</UL>
*      Tạo 1 phần tử: <LI>Tiêu đề phần tử</LI>
*     
Một phần tử có thể là 1 danh sách con.

7.      Chèn ảnh
*      Thẻ <img>, không có thẻ đóng
        Các thuộc tính:
         src=“địa chỉ ảnh”: Nếu chèn ảnh trong cùng web site thì nên sử dụng đường dẫn tương đối.
         alt=“chú thích cho ảnh”: sẽ được hiển thị khi trình duyệt không hiện ảnh hoặc ảnh lỗi hoặc khi di chuyển chuột lên ảnh
         width=“rộng”, height=“cao”: độ rộng và độ cao của ảnh:
        n: (n là số) Quy định độ rộng, cao là n pixels
        n%: Quy định độ rộng, cao là n% độ rộng, cao của đối tượng chứa ảnh.
         border=“n”: n là số: kích thước đường viền ảnh. =0: ảnh không có đường viền
         align=“căn chỉnh ảnh”: left, right, middle, top, texttop,…
8. Siêu liên kết (Hyperlink)
*      Là khả năng cho phép tạo liên kết giữa 1 đối tượng với một phần nội dung. Khi ta kích chuột vào đối tượng thì phần nội dung sẽ được hiện ra.
*      Ta gọi:
        Đối tượng sử dụng để kích chuột vào là: Đối tượng liên kết. Đối tượng có thể là: văn bản, hình ảnh, một phần của ảnh.
        Địa chỉ nội dung sẽ được hiện ra là Đích liên kết
*      Thẻ tạo liên kết:
            <a>Đối tượng liên kết</a>
        Thuộc tính:
         href=“đích liên kết”: Nếu trong cùng web nên sử dụng đường dẫn tương đối.
         target=“tên cửa sổ đích”. Tên CS phân biệt chữ hoa/thường. Có một số tên đặc biệt:
        _self: cửa sổ hiện tại
        _blank: cửa sổ mới
        Chú ý:
         Liên kết với địa chỉ e-mail thì đặt href=“mailto:địa_chỉ_e-mail”
Thực hiện lệnh JavaScript khi kích chuột vào thì đặt href=“javascript:lệnh”

9
.      Bảng biểu
*     HTML coi một bảng gồm nhiều dòng, một dòng gồm nhiều ô, và chỉ có ô mới chứa dữ liệu của bảng.
*    Các thẻ:
        Tạo bảng: <table>…</table>: Mỗi bảng chỉ có 1 cặp thẻ này.
        Tạo dòng: <tr>…</tr>: Bảng có bao nhiêu dòng thì có bấy nhiêu cặp thẻ này
        Tạo ô:
         Ô tiêu đề của bảng: <th>…</th>
         Ô dữ liệu: <td>…</td>
            Tổng số thẻ <td> và <th> bằng số ô của bảng. Dòng có bao nhiêu ô thì có bấy nhiêu thẻ <td> và/hoặc <th> nằm trong cặp thẻ <tr>…</tr> tương ứng
         Chú ý: Để có được một ô trống trong bảng (ô không có dữ liệu) thì cần đặt nội dung ô là: &nbsp;

Bảng biểu -Thuộc tính của các thẻ


Picture
*     <table>
        border=“số”: kích thước đường viền. Đặt bằng 0 (mặc định): không có đường viền.
        width=“rộng”, height=“cao”: độ rộng và độ cao của bảng. Có thể đặt theo 2 cách:
         n: (n là số) Quy định độ rộng, cao là n pixels
         n%: Quy định độ rộng, cao là n% độ rộng, cao của đối tượng chứa bảng.
        cellspacing=“số”: Khoảng cách giữa 2 ô liên tiếp
        cellpadding=“số”: Khoảng cách từ góc ô đến nội dung ô
        bgcolor=“màu”: màu nền của bảng
        background=“địa_chỉ_ảnh”: Địa chỉ của file ảnh làm nền cho bảng. Nên sử dụng đường dẫn tương đối nếu có thể.
*      <td>,<th>
        bgcolor=“màu”: màu nền của ô
        background=“địa_chỉ_ảnh”: Địa chỉ của file ảnh làm nền cho ô. Nên sử dụng đường dẫn tương đối nếu có thể.
        width=“rộng”, height=“cao”: độ rộng và độ cao của ô. Có thể đặt theo 2 cách:
         n: (n là số) Quy định độ rộng, cao là n pixels
         n%: Quy định độ rộng, cao là n% độ rộng, cao của bảng.
        align=“căn_lề”: cách căn chỉnh dữ liệu trong ô theo chiều ngang: left, right, center, justify.
        valign=“căn lề đứng”: cách căn chỉnh dữ liệu trong ô theo chiều đứng: top, middle, bottom.
        colspan=“số”: số cột mà ô này chiếm (mặc định là 1)
        rowspan=“số”: số dòng mà ô này chiếm (mặc định là 1)
nowrap: nếu có sẽ làm cho dữ liệu trong ô không tự xuống dòng.